Su kien 2/9/1945 – Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức và vô cùng quan trọng của Việt Nam. Vào ngày này. chúng ta sẽ được nghỉ 2 ngày theo pháp luật, nhằm kỷ niệm, tưởng nhớ ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. mana88 sẽ có những nội dung chia sẻ đến quý bạn đọc về ngày lễ trọng đại này.
Su kien 2/9/1945
Ngày 2/9 là ngày gì?
Mỗi khi nhắc tới ngày 2/9, là nhân dân Việt Nam thì ai cũng phải biết đó là ngày Quốc khánh của nước ta.
“Quốc khánh” theo từ điển tiếng việt dịch nghĩa là ngày lễ kỷ niệm thành lập một quốc gia, sản sinh một nước độc lập trên thế giới. Hầu hết gần 200 các quốc gia trên thế giới đều có ngày lễ kỷ niệm độc lập của đát nước mình, gọi là ngày quốc khánh.
Như ở Mỹ, ngày mà Mỹ tuyên bố giành độc lập, tách khỏi ách thuộc địa khỏi Vương quốc Anh là vào ngày 4/7/1776. Từ đó hàng năm ngày 4/7 là ngày quốc khánh của Mỹ.
Hoặc ở Bỉ lấy ngày 21/7 hàng năm là ngày quốc khánh, kỷ niệm ngày mà Bỉ dành độc lập khỏi sự thống trị của Hà Lan vào ngày 21/7/1831.
Tương tự tại Oman lấy ngày 18/11 hằng năm là ngày quốc khánh, xác định trên cơ sở Oman giành độc lập khỏi Bồ Đào Nha ngày 18/11/1650.
Các nước lớn dường như có ngày quốc khánh cho mình từ rất sơm, còn Việt Nam chúng ta trải qua ngàn năm Trung Quốc đô hộ, từ khoảnh khắc Lý Thường Kiệt đọc Nam Quốc Sơn Hà ra đời năm 981 được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Đến nay, bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 ra đời tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc vào ngày 2/9/1945 là sự kiện quốc khánh chính thức.
Mỗi năm cứ đến ngày 2/9, người dân Việt Nam đều dừng các hoạt động làm việc và chỉ tổ chức vui chơi, phong trào, làm lễ kỷ niệm ngày trọng đại này. Mọi nơi khắp miền đất nước đều hòa chung một niềm vui lớn cả dân tộc.
Diễn biến lịch sử ngày 2/9/1945
Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 đã tạc vào lịch sử, là ngày chính thức độc lập dân tộc, chấm dứt chế độ đàn áp khủng khiếp của thực dân Pháp và Nhật Bản ở nước ta, đồng thời mở ra thời đại mới, kỷ nguyên mới – độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc và chủ nghĩa xã hội.
Từ buổi sáng sớm ngày 2/9/1945, tiếng reo hò phấn khởi đã làm dậy cả thành phố thủ đô, hàng chục vạn người dân đổ xô kéo về lễ đài bằng gỗ được dựng đơn sơ giữa Quảng Trường Ba Đình; từng tốp người hàng lối chỉnh tề hân hoan cùng các đội tự vệ vũ trang của những đơn vị Quân Giải phóng hàng ngũ thẳng tắp đứng trước lễ đài.
Số lượng người dân tại quảng trường lúc đó lên đến hơn 50 vạn người – họ là đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân từ giàu đến nghèo, già đến trẻ đợi chờ giây phút mảnh đất họ đang đứng chính thức thuộc về họ.
Cùng ngày giờ này, không chỉ riêng Hà Nội mà tại Huế, Sài Gòn và một số thành phố khác có nhiều cuộc mít tinh lớn cũng được tổ chức. Đúng 14 giờ ngày 2/9, khoảnh khắc Hồ Chủ tịch và các vị lãnh đạo trong Chính phủ đương thời ra lễ đài, làm con tim của mỗi người dân thổn thức. Bản Quốc ca – Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt, tấm lòng đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng. Ánh mắt của hàng vạn người lúc này chỉ có ý chí kiên lòng, sự mong mỏi tìm thấy trong vạn khổ đau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giản dị trong bộ quần áo kaki, đôi dép cao su trên bục cao, thay mặt Chính phủ lâm thời mà tuyên bố với cả thế giới: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập, tự do ra đời!” – Thay cho toàn dân tộc Việt Nam khẳng định chủ quyền.
Tuyên ngôn hùng hồn, không sợ quyền uy của bất kỳ thế lực nào. Nội dung đề cao quyền tự do, độc lập, thống nhất của một dân tộc, một đất nước. Quyền được sống và quyền con người không thể xâm phạm, sự xâm lược là trái với các quy tắc xã hội, pháp luật quốc tế.
Giọng Người vang vảng, rất rõ, dứt mỗi câu là những tràng vỗ tay hoan nghênh từ đồng bào. Bác còn hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Đáp lại lời Bác là tiếng của chục vạn người hô vang như sấm rền “Có”, vang dội như muốn xóa tan bầu trời.
Ngày 2/9/1945 đã mở ra cánh cửa tự do, hi vọng về một tương lai tươi sáng. Sau này dù có ra sao, người dân Việt Nam cũng có đất nước của riêng mình để bảo vệ và tự hào.
Bài học về ngày 2/9/1945
Từ đây, với tư cách chủ nhân thực sự của đất nước, nhân dân Việt Nam đã kiên cường, không ngại hi sinh đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến. Ba mươi năm sau kể từ ngày “Tuyên ngôn độc lập” 1945 ra đời, Đảng, quân và dân ta đã vẻ vang hoàn thành sứ mệnh lịch sử “Giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi sự nghiệp cách mạng dân tộc – dân chủ, thống nhất đất nước”.
Những đau khổ, sự hi sinh, sự chia xa và cả những chiến tích vang dội khắp năm châu tất cả đều đã là quá khứ. Nhưng quá khứ này cho chúng ta một hiện tại và tương lai độc lập, cái gía phải trả quá lớn, lớn đến nổi khi nhớ lại không ai không kìm được nước mắt.
Ngày quốc khánh là ngày mà các thế hệ sau phải khắc ghi trong lòng, nhớ về lịch sử, nhớ về sự thống khổ của chiến tranh mà hết lòng bảo vệ đất nước này. Những sự hi sinh đã đổ ra, trách nhiệm của người ở lại sẽ càng lớn hơn bao giờ hết.
Lời kết
Chúng ta có thể quên hoặc xóa bỏ bất cứ ngày nào, nhưng ngày 2/9 và quang cảnh năm 1945 đó mãi mãi không bao giờ được quên. Phải giữ gìn và bảo vệ từng tấc đất đã ngấm bao xương máu này đến lúc không còn ai là người Việt Nam nữa.